Dự án “Thúc đẩy hợp tác Trường Đại học - Doanh nghiệp thông qua Đổi mới và Công nghệ” (Building university-industry learning and development through innovation and technology, gọi tắt là BUILD-IT), được tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và được thực hiện bởi Đại học Bang Arizona (ASU). USAID BUILD-IT đã huy động các đối tác của mình để thúc đẩy phong trào không gian sáng tạo và đổi mới vào các trường đại học và vườn ươm tại Việt Nam. Trong vòng 7 năm qua, dự án BUILD-IT đã giúp các trường Đại học Việt Nam thành lập và vận hành các không gian đổi mới sáng tạo ở Đà Nẵng, Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Dự án BUILD-IT cũng đã và đang cung cấp cố vấn cho các trường đại học để quản lý không gian đổi mới sáng tạo.
Thông qua Không gian đổi mới sáng tạo, sinh viên, giảng viên và các công ty khởi nghiệp xây dựng và thiết kế lại ý tưởng của họ từ nguyên mẫu đến sản phẩm cuối cùng để giải quyết các vấn đề cho các tổ chức, trường học và các tổ chức phi lợi nhuận. Đây là nơi họ giải quyết các vấn đề trong thực thế mà ta đang gặp phải ngày nay.
Ngày 23/9/2022, Dự án BUILD-IT hợp tác với Trường Đại học Cần Thơ tổ chức diễn đàn Không gian Đổi mới Sáng tạo thứ tư trong chuỗi diễn đàn Playbook. Diễn đàn Không gian Đổi mới Sáng tạo, còn thường được gọi là MIS (Maker Innovation Space) với sự góp mặt của các chuyên gia trong trường đại học, doanh nghiệp và chính phủ để chia sẻ tầm quan trọng cũng như sự thành công và thách thức của việc thiết lập và vận hành không gian này. Diễn đàn này còn là nơi để chia sẻ cách sử dụng tất cả các nguồn lực của chính các không gian để hỗ trợ phát triển các ý tưởng của các nhà sáng tạo cả trong trường đại học và cộng đồng khởi nghiệp thành sản phẩm nguyên mẫu và sản phẩm cuối cùng.
Toàn cảnh Diễn đàn “Không gian Đổi mới Sáng tạo” của dự án BUILD-IT tại Trường Đại học Cần Thơ |
Diễn đàn Không gian Đổi mới Sáng tạo tại Trường Đại học Cần Thơ có sự tham dự của Ông Mitch Kirby, Cố vấn Giáo dục Cấp cao, USAID, TS. Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo; Ông Matthew McWhorter, Trưởng nhóm Thiết kế Không gian Đổi mới Sáng tạo, Đại học Bang Arizona, Hoa Kỳ. Đại diện các sở ban ngành thành phố, các trường đại học, doanh nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Chuỗi diễn đàn của dự án BUILD-IT năm 2022 tập trung vào những chủ đề chính trong bộ BUILD-IT Playbook. Những chủ đề trong playbook này bao gồm: Phương pháp học tập dựa trên giải quyết vấn đề thực tiễn, Phương pháp học tập tích hợp kỹ thuật số, Kiểm định chất lượng chương trình giảng dạy (AUN - ABET), Phụ nữ trong lĩnh vực STEM, Không gian đổi mới sáng tạo,….
Ông Mitch Kirby, Cố vấn Giáo dục Cấp cao, USAID, phát biểu khai mạc và giới thiệu về Diễn đàn |
TS. Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, phát biểu |
GS.TS. Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, chia sẻ về Không gian sáng chế của Trường |
Từ tháng 4/2019, Không gian sáng chế của Trường Đại học Cần Thơ đã được thành lập cùng sự hỗ trợ to lớn của dự án BUILD-IT với 105.000 USD và Trường Đại học Cần Thơ với 60.000 USD. Dự án BUILD-IT đã mang đến các công cụ và thiết bị hiện đại, trong khi Trường Đại học Cần Thơ đã xây dựng một không gian tuyệt vời cho các hoạt động của Không gian sáng chế của trường. Không gian này được đặt tại Khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông và được quản lý, điều hành bởi Khoa Công nghệ.
Mục tiêu chính của Không gian sáng chế của Trường Đại học Cần Thơ là phục vụ niềm đam mê đổi mới của sinh viên và giảng viên các ngành kỹ thuật-công nghệ. Đây được xem là phòng thí nghiệm chế tạo tuyệt vời cho các hoạt động nghiên cứu và học tập của sinh viên Đại học Cần Thơ.
Từ khi Không gian đổi mới sáng tạo của Trường được thành lập, điều này đã đóng góp rất nhiều hoạt động thực tế và hữu ích cho cả sinh viên đại học lẫn học sinh trung học phổ thông. Chương trình bao gồm các hoạt động liên quan đến sáng tạo và đổi mới, nghiên cứu khoa học, đào tạo, các khóa học dựa trên dự án và kết nối ngành. Năm 2019, số sinh viên tham gia Không gian sáng chế của Trường là hơn 2,600 sinh viên. Và có rất nhiều chương trình STEM được thực hiện cho cả học sinh trung học phổ thông và giáo viên. Trước khi Không gian sáng chế ra đời, các mẫu thử của sinh viên liên quan đến các dự án hoặc các khóa học rất đơn giản. Các mẫu thử trở thành mẫu chuyên nghiệp và hoàn hảo hơn sau khi sinh viên tham gia Không gian sáng chế. Ngoài ra, các em sinh viên đã tham gia nhiều cuộc thi trong nước và quốc tế về đổi mới khoa học công nghệ với những giải thưởng tuyệt vời. Hơn nữa, số lượng dự án, luận án tăng lên hàng năm. Các sinh viên được thực hiện các chương trình thực tập tại các trường đại học và công ty nước ngoài. Nhiều trường trung học phổ thông ở Đồng bằng sông Cửu Long đã đến thăm và trải nghiệm trung tâm đổi mới sáng tạo này. Không gian sáng chế của Trường ĐHCT cũng có mối quan hệ rất tốt với các đối tác trong ngành. Họ đã hỗ trợ ngân sách để trang bị thêm các công cụ và thiết bị cho các hoạt động của Không gian sáng chế. Điều này giúp sinh viên của chúng tôi có cơ hội phát triển nghề nghiệp và công việc sau khi tốt nghiệp.
Ông Matthew McWhorter, Trưởng nhóm Thiết kế Không gian Đổi mới Sáng tạo, Đại học Bang Arizona, với báo cáo chính về “Bài học rút ra từ Không gian đổi mới sáng tạo của BUILD-IT”, kinh nghiệm về xây dựng chương trình và quản lý không gian đổi mới sáng tạo |
Phần tọa đàm của chuyên gia gồm: TS. Phạm Bạch Dương, Giám đốc Đổi mới và Khởi nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh; TS Lê Hoàng Anh, Quản lý Xưởng thực hành Open Workshop, Trường Đại học Lạc Hồng; Ông Phạm Minh Quốc, Giám đốc Vườn ươm Việt Nam - Hàn Quốc, chia sẻ về tiềm năng tác động của Không gian đổi mới sáng tạo, cụ thể về sự hợp tác giữa không gian đổi mới sáng tạo và các đối tác doanh nghiệp và lợi ích từ sự hợp tác đó mang lại cho trường đại học và lực lượng lao động Việt Nam. |
Tại chương trình, các địa biểu đã được Ông Matthew McWhorter, Trưởng nhóm Thiết kế Không gian Đổi mới Sáng tạo, Đại học Bang Arizona hướng dẫn thành lập không gian đổi mới sáng tạo, cụ thể giới thiệu về ý tưởng thành lập không gian đổi mới sáng tạo, những người tham gia, kế hoạch, mục tiêu ngắn hạn, dài hạn trong việc thành lập không gian đổi mới sáng tạo. Bên cạnh đó, các chuyên gia, nhà khoa học từ các trường đã sôi nổi chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình xây dựng, vận hành không gian đổi mới sáng tạo.
Ông Matthew McWhorter hướng dẫn thành lập không gian đổi mới sáng tạo |
Đại diện các trường thảo luận, trao đổi kinh nghiệm thành lập và hoạt động không gian đổi mới sáng tạo |
Các đại biểu tham quan, tìm hiểu các dự án, sản phẩm từ Không gian sáng chế Trường Đại học Cần Thơ:
(Ban Biên tập Website)