Tân sinh viên           Người học         Viên chức           Cựu sinh viên         EN

Hội nghị bàn về việc triển khai xây dựng Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giảng viên

 Thực hiện Nghị quyết 63NQ-CP ngày 22/7/2016 về chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2016-2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai xây dựng Đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học và các trường cao đẳng sư phạm, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Để có cơ sở cho việc hoạch định các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án, ngày 22/8/2017, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị bàn về việc triển khai xây dựng Đề án tại Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT).

  1. Nguyễn Hải Thập, Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục và PGS.TS. Trần Thị Thanh Hiền, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHCT chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có đại biểu từ Trường ĐH Thương mại Hà Nội và đại diện lãnh đạo các khoa, viện, phòng ban chức năng trực thuộc Trường ĐHCT.

TS. Nguyễn Hải Thập, Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục
trình bày thực trạng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý các cơ sở đào tạo và ý nghĩa xây dựng Đề án

 

Theo số liệu năm học 2016-2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cả nước có tổng số 235 trường đại học, số lượng giảng viên là 72.792 người. Trong đó, giảng viên có trình độ tiến sĩ là 16.514; thạc sĩ là 43.065; đại học, cao đẳng là 12.507. Tổng số trường cao đẳng sư phạm là 32, trong đó có 115 tiến sĩ, 2.187 thạc sĩ, 1.049 người trình độ đại học và cao đẳng. Về đội ngũ cán bộ quản lý, có 267 chức danh hiệu trưởng, viện trưởng; khoảng 900 phó hiệu trưởng, phó viện trưởng và hàng vạn cán bộ giữ chức danh quản lý cấp khoa, phòng, tổ chuyên môn và tương đương.

Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát, đánh giá của Ngân hàng thế giới, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam đạt mức 3,79/10, tụt hậu khá xa so với các nước trong khu vực như Hàn Quốc (6,91 điểm), Ấn Độ (5,76 điểm), Malaysia (5,59 điểm). Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0, đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý cần được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao về năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học, quản trị đại học,... Do đó, Đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học và các trường cao đẳng sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2017-2025 được kỳ vọng sẽ đáp ứng căn bản các yêu cầu nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở đào tạo, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đất nước. 

 

PGS.TS. Trần Thị Thanh Hiền, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHCT
nêu tình hình cán bộ, giảng viên của Trường ĐHCT

 

Báo cáo thực trạng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học và các trường cao đẳng sư phạm cho thấy sự cần thiết trong việc nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý của các cơ sở đào tạo. Trên cơ sở đó, Hội nghị đã lắng nghe và tiếp thu ý kiến góp phần hoàn thiện xây dựng Đề án.

Toàn cảnh Hội nghị bàn về việc triển khai xây dựng Đề án
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giảng viên tại Nhà Điều hành, Trường ĐHCT

 

 

 (Tin, ảnh: Trung tâm Thông tin và Quản trị mạng)

Lượt xem: 3892

DỊCH VỤ TIỆN ÍCH

THÔNG TIN

CÔNG KHAI