Tân sinh viên           Người học         Viên chức           Cựu sinh viên         EN

Hội thảo quốc tế “Địa tin học cho phát triển hạ tầng không gian về khoa học trái đất và các ngành khoa học liên quan (GIS-IDEAS) năm 2018

Từ ngày 22 dến 25/11/2018, Hội Địa tin học Việt - Nhật (Japan-Vietnam Geoinformatics Consortium - JVGC), Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) và Trường Đại học Thành phố Osaka, Nhật Bản (OCU) phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế “Địa tin học cho phát triển hạ tầng không gian về khoa học trái đất và các ngành khoa học liên quan" (GeoInformatics for Spatial-Infrastructure Development in Earth & Allied Sciences - GIS-IDEAS) lần thứ 9 năm 2018. Hội thảo có sự tham dự của các nhà khoa học, giảng viên, nghiên cứu sinh, sinh viên đến từ Nhật Bản, Thái Lan, Philippines, Đài Loan và Việt Nam.

 

Lễ khai mạc Hội thảo diễn ra tại Trung tâm Học liệu, Trường ĐHCT


Với chủ đề "Địa tin học trong nông thôn - thành thị kết hợp" (Geoinformatics for rural-urban synergy), GIS-IDEAS 2018 tập trung vào các lĩnh vực ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS), công nghệ viễn thám (remote sensing), hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và địa tin học (Geoinformatics) để giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường tự nhiên, xã hội và con người.

Ngoài các phiên tập huấn kỹ thuật về công nghệ và ứng dụng Địa tin học, tại Hội thảo, các nhà khoa học đã trình bày các báo cáo chính về: tổng hợp và đánh giá dữ liệu thực địa sử dụng phần mềm tự do nguồn mở không gian địa lý (field data aggregation and evaluation using free and open source geospatial software), sự phát triển GIS ở Đài Loan (GIS development in Taiwan), ứng dụng GIS và viễn thám trong cuộc cách mạng nông nghiệp 4.0 ở Đồng bằng sông Cửu Long (GIS and remote sensing in the 4.0 agricultural revolution in the Mekong Delta).

 

Bên cạnh đó, các tiểu ban báo cáo của Hội thảo tập trung vào các chủ đề: Geo-IoT cho việc theo dõi và đánh giá (Geo-IoT for Monitoring and Evaluation), Máy học trong công nghệ viễn thám/Hệ thống thông tin địa lý (Machine Learning in RS/GIS), Quản lý môi trường nông thôn-đô thị (Rural-Urban Environmental Management), An ninh nguồn nước (Water Resources Security), Đô thị thông minh và Nông nghiệp thông minh (Smart Urban and Smart Agriculture), Hình ảnh hóa dữ liệu địa lý thời gian-không gian (Visualization of Spatio-temporal Geoscientific Data), Giáo dục, Tiếp cận và Tăng cường năng lực (Education, Capacity Building and Outreach), dữ liệu nguồn mở cho Địa tin học (Open Source, Open Standards and Open Data for Geoinformatics), Thông tin khu vực học và ứng dụng (Area Informatics and Applications).

 

Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS. Lê Việt Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHCT đánh giá cao những thành công của chuỗi các hội thảo GIS-IDEAS, bên cạnh việc tạo cơ hội trao đổi kiến thức khoa học, chuyển giao công nghệ, GIS-IDEAS còn góp phần tăng cường các hoạt động trao đổi cán bộ, sinh viên giữa các đơn vị đối tác; nghiên cứu khoa học và đặc biệt là xây dựng mạng lưới kết nối giữa các nhà khoa học, cộng đồng sử dụng GIS. Phó Hiệu trưởng mong muốn kết quả từ GIS-IDEAS sẽ có nhiều đóng góp quan trọng giúp giải quyết các vấn đề đặt ra cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long, bên cạnh đó phát triển mạng lưới các nhà khoa học trong lĩnh vực cũng như thắt chặt thêm mối quan hệ tốt đẹp giữa Trường ĐHCT và các đối tác.

 

PGS.TS. Lê Việt Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHCT phát biểu tại lễ khai mạc hội thảo

 

GS. Venkatesh Raghavan, Trường ĐH Thành phố Osaka trình bày báo cáo chính về tổng hợp và đánh giá dữ liệu thực địa bằng phần mềm tự do nguồn mở không gian địa lý

 

GS. Yuei-An Liou, Trường Đại học Quốc lập Trung ương báo cáo về  sự phát triển GIS ở Đài Loan

 

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

  

  (Tin, ảnh: Trung tâm Thông tin và Quản trị mạng)

 

Lượt xem: 5638

DỊCH VỤ TIỆN ÍCH

THÔNG TIN

CÔNG KHAI