Tân sinh viên           Người học         Viên chức           Cựu sinh viên         EN

Hội thảo Câu lạc bộ Khoa học - Công nghệ các trường đại học kỹ thuật lần thứ 48

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất được khai thác khoảng 600 năm trở lại đây, nằm ở phía Tây Nam Việt Nam, do phù sa sông Cửu Long bồi đắp, còn gọi là Tây Nam Bộ, hay gọi tắt là miền Tây. Có vị trí nằm liền kề vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông. Vùng ĐBSCL của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển. Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên - Hà Tiên, Tây Nam sông Hậu và Bán đảo Cà Mau.


Trong số hơn 4 triệu ha đất đai của khu vực, đất phù sa chiếm khoảng 30%, đây là nguồn tài nguyên chính để phát triển nông nghiệp. Đất ở ĐBSCL ngoài việc để sản xuất nông nghiệp tạo ra lương thực, còn được dùng để sản xuất vật liệu xây dựng mang lại hiệu quả cao. Tuy vậy, đây là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, đầu mùa khô năm 2016, hạn mặn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều tỉnh thành của vùng ĐBSCL nhất là các tỉnh ven Biển Đông, ngoài ra, ĐBSCL còn những khó khăn và thách thức khác. Do đó, việc ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) là một trong những giải pháp quan trọng góp phần phát triển kinh tế xã hội Tây Nam Bộ.


Câu lạc bộ Khoa học - Công nghệ các trường đại học kỹ thuật, được thành lập từ năm 1993, đến nay đã có 23 thành viên bao gồm các học viện và trường đại học nghiên cứu và đào tạo các ngành kỹ thuật. Hoạt động của Câu lạc bộ (CLB) nhằm tăng cường mối liên kết hợp tác giữa các thành viên trong hoạt động KH&CN; khai thác và chia sẻ tiềm lực KH&CN của mỗi viện, trường để phục vụ cho đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao và góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thời gian qua, CLB đã tạo điều kiện cho các nhà khoa học, cán bộ quản lý đặc biệt là các cán bộ quản lý khoa học trao đổi, chia sẻ và học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Đặc biệt, CLB là cầu nối giữa các học viện và trường đại học thành viên với các doanh nghiệp, địa phương trong cả nước hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

 

Hội thảo Câu lạc bộ Khoa học - Công nghệ các trường đại học kỹ thuật lần thứ 48 tại Hội trường Lớn, Trường ĐHCT

 

Ngày 30/3/2016, Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT), Chủ tịch luân phiên của CLB Khoa học - Công nghệ các trường đại học kỹ thuật, tổ chức Hội thảo lần thứ 48 với chủ đề “Các trường đại học kỹ thuật với sự phát triển bền vững Tây Nam Bộ”. Ngoài việc tăng cường sự gắn kết giữa các thành viên trong CLB, Hội thảo còn nhằm mục đích xây dựng và phát triển sự hợp tác của CLB Khoa học - Công nghệ các trường đại học kỹ thuật với các tỉnh, thành vùng ĐBSCL với mong muốn đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững Tây Nam Bộ.

 
PGS.TS. Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường ĐHCT phát biểu khai mạc Hội thảo


Hội thảo lần này với sự đồng chủ trì của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ. Ban Tổ chức đã nhận được 53 bài báo cáo khoa học trên cơ sở đặt vấn đề của Ban Chỉ Đạo Tây Nam Bộ và một số tỉnh thành vùng ĐBSCL cũng như từ các đề xuất của các nhà khoa học nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn của địa phương. Các bài tham luận tập trung vào 04 lĩnh vực: (1) Công nghệ và Công nghệ thông tin; (2) Nông nghiệp và Thủy sản; (3) Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, và (4) Kinh tế - Chính trị - Xã hội.


Hội thảo là dịp để CLB và địa phương gặp gỡ, chia sẻ, trao đổi thông tin và hợp tác nhằm giới thiệu các công nghệ có thể chuyển giao, các vấn đề cần hợp tác nghiên cứu khoa học để cùng nhau tháo gỡ những vấn đề còn vướng mắc, đóng góp cho sự phát triển bền vững Tây Nam Bộ.


Một số tham luận tại Hội thảo

 
Đại biểu đóng góp ý kiến


Nhân dịp này, đại biểu đã có dịp tham quan khu triển lãm thành tựu đào tạo và nghiên cứu khoa học 50 năm của Trường ĐHCT:

 

 


(Tin, ảnh: Trung tâm Thông tin và Quản trị mạng) 

 

Lượt xem: 3973

DỊCH VỤ TIỆN ÍCH

THÔNG TIN

CÔNG KHAI