Tân sinh viên           Người học         Viên chức           Cựu sinh viên         EN

Hội thảo vấn đề Hạn hán và Khan hiếm Nước ở Lưu vực sông Mekong: Các yếu tố Bất định, Tác động và Cơ hội

Trong hai ngày 03-04/7/2017, Trường ĐHCT phối hợp Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp khối thịnh vượng chung, Úc (CSIRO) và Mạng lưới Nghiên cứu bền vững sông Mekong (SUMERNET) tổ chức Hội thảo "vấn đề hạn hán và khan hiếm nước ở lưu vực sông Mekong: Các yếu tố bất định, tác động và cơ hội". Hội thảo có sự tham dự của hơn 50 đại biểu đến từ các quốc gia như: Việt Nam, Úc, Thái Lan, Lào, Myanmar, Campuchia, và Trung Quốc.

 

Toàn cảnh Hội thảo vấn đề hạn hán và khan hiếm Nước ở lưu vực sông Mekong: Các yếu tố bất định, tác động và cơ hội

 

Sông Mekong chảy qua 06 quốc gia gồm: Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, và Việt Nam. Lưu vực sông Mekong đóng vai trò quan trọng là nơi sinh sống của khoảng 70 triệu dân, trong đó 85% là dân nông thôn có sinh kế phụ thuộc nguồn nước để phát triển nông-lâm-ngư nghiệp. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng về dân số và kinh tế-xã hội cùng với sự biến đổi về khí hậu là nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề về hạn hán và khan hiếm nước ở lưu vực sông Mekong. Do đó, cần thiết có sự hợp tác giữa các quốc gia ở lưu vực sông Mekong để kiểm soát vấn đề khan hiếm nước tốt hơn.

 

Hội thảo "vấn đề hạn hán và khan hiếm nước ở lưu vực sông Mekong: Các yếu tố bất định, tác động và cơ hội" được tổ chức với mục tiêu xác định tình trạng và các yếu tố ảnh hưởng, áp lực của vấn đề hạn hán và khan hiếm nước ở lưu vực sông Mekong, từ đó, tìm ra giải pháp thích ứng với vấn đề khan hiếm nước ở lưu vực sông Mekong.

 

PGS.TS. Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường ĐHCT phát biểu khai mạc Hội thảo 

 

Trong ngày 03/7/2017, đoàn đại biểu đã có chuyến tham quan thực tế tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng nhằm tìm hiểu các vấn đề liên quan đến sự khan hiếm nước cũng như tìm ra các sáng kiến thích ứng tại vùng ven biển thuộc Đồng bằng sông Cửu Long. Trên cơ sở đó, tại phiên toàn thể ngày 04/7/2017, các nhà khoa học và chuyên gia đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học, cơ quan, tổ chức của Úc và các quốc gia có dòng Mekong chảy qua đã cùng chia sẻ những hiểu biết và thảo luận những vấn đề, thách thức liên quan đến hạn hán và khan hiếm nước, đồng thời tập trung tìm ra những ý tưởng và phương pháp thích ứng tiềm năng đối với các vấn đề hạn hán và khan hiếm nước ở lưu vực sông Mekong. Hội thảo còn là cơ hội để phát triển và mở rộng mạng lưới hợp tác nghiên cứu quản lý nguồn nước giữa các quốc gia, đóng góp cho sự phát triển bền vững của lưu vực sông Mekong. 

 

TS. Minh Nguyễn, đại diện CSIRO trình bày về các vấn đề khan hiếm nước ở lưu vực sông Mekong và sự hợp tác cần thiết giữa các quốc gia ở lưu vực sông Mekong 

 

PGS.TS. Nguyễn Hiếu Trung, Trưởng Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, Trường ĐHCT trình bày về các phương pháp tiếp cận tiềm năng để hỗ trợ sự phát triển chiến lược xuyên biên giới dưới những bất động

 

Các đại biểu đóng góp ý kiến

 

Thảo luận nhóm tại Hội thảo

 

Ảnh lưu niệm

 

(Tin, ảnh: Trung tâm Thông tin và Quản trị mạng)

Lượt xem: 2639

DỊCH VỤ TIỆN ÍCH

THÔNG TIN

CÔNG KHAI