Tân sinh viên           Người học         Viên chức           Cựu sinh viên         EN

Lễ khởi động Chương trình VLIR mạng lưới Việt Nam, giai đoạn II (2019-2022)

Chương trình VLIR (Programme of Network university cooperation for research based education on Bioscience for food in Vietnam) được thực hiện với nhiệm vụ là chia sẻ nguồn lực, cơ sở vật chất và trang thiết bị của các viện, trường để hợp tác trong đào tạo sau đại học quốc tế và thực hiện các nghiên cứu phục vụ cho đào tạo trong lĩnh vực Công nghệ thực phẩm và Nuôi trồng thủy sản, ưu tiên đào tạo cán bộ và sinh viên của các viện, trường thành viên.

Sau 06 năm thực hiện giai đoạn I và đang triển khai năm hoạt động thứ nhất-AP2019 giai đoạn II, ngày 17/4/2019, Lễ khởi động Chương trình VLIR mạng lưới Việt Nam, giai đoạn II (2019-2022) được diễn ra tại Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT).

Toàn cảnh Lễ khởi động Chương trình VLIR mạng lưới Việt Nam, giai đoạn II (2019-2022)

 

Tại Việt Nam, ngành Nuôi trồng thủy sản và Công nghệ thực phẩm giữ vai trò rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế. Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở vùng nông thôn. Sản xuất nông nghiệp không chỉ phục vụ cho người dân địa phương mà còn cung cấp cho thế giới một lượng lớn thực phẩm an toàn. Với thế mạnh về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất của Trường ĐHCT cùng với sự hỗ trợ của các đối tác là các viện, trường ở phía Nam và phía Bắc của Việt Nam như: Viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Huế, Đại học Nha Trang, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 tại thành phố Hồ Chí Minh đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển của ngành Công nghệ thực phẩm và Nuôi trồng thủy sản của Việt Nam.

Trong suốt 06 năm ở giai đoạn I, các viện, trường đã phối hợp chặt chẽ với Trường ĐHCT để triển khai các hoạt động theo nội dung đã phê duyệt. Đặc biệt, hai chương trình đào tạo thạc sĩ giảng dạy bằng tiếng Anh (Công nghệ thực phẩm và Nuôi trồng thủy sản) đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt giao cho Trường ĐHCT mở tuyển với sự tham gia giảng dạy của các viện, trường thành viên thuộc chương trình, đến nay đã tuyển được 51 học viên đến từ 17 quốc gia.

Phát biểu tại buổi lễ, GS.TS. Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Nhà trường chia sẻ, với tinh thần trách nhiệm cao, kinh nghiệm và sự nhiệt tình chia sẻ của các đơn vị trong quá trình thực hiện, các thành viên trong chương trình đã vượt qua những trở ngại về khoảng cách địa lý, văn hóa của từng vùng miền, quốc gia, phương pháp giảng dạy và ngôn ngữ trong suốt quá trình thực hiện và đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Đại diện cho những đối tác trong mạng lưới, Hiệu trưởng đã gửi lời cảm ơn chân thành đến các tổ chức liên quan đã hỗ trợ cho chương trình được hoạt động trong suốt thời gian qua. Qua đó, GS.TS. Hà Thanh Toàn hy vọng rằng chương trình sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ tích cực ở giai đoạn II (2019-2022).

 

GS.TS. Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu chào mừng tại buổi lễ

 

Ông Christophe Goossens, VLIR-UOS phát biểu

 

GS. Koen Dewettinck, Điều phối viên Flemish, Đại học Gent phát biểu giới thiệu về thỏa thuận hợp tác SIP (Strategic Institutional Partnership)

 

Tại buổi lễ, đại diện lãnh đạo của Trường ĐHCT và Đại học Gent (Bỉ) đã ký kết Chương trình VLIR giai đoạn II và ký kết thỏa thuận hợp tác SIP (Strategic Institutional Partnership).

 

Đại diện lãnh đạo của Trường ĐHCT và Đại học Gent (Bỉ) thực hiện ký kết dưới sự chứng kiến của các bên liên quan

 

Ảnh lưu niệm tại buổi lễ

(Tin, ảnh: Trung tâm Thông tin và Quản trị mạng)

Lượt xem: 8077

DỊCH VỤ TIỆN ÍCH

THÔNG TIN

CÔNG KHAI