Tân sinh viên           Người học         Viên chức           Cựu sinh viên         EN

Tập huấn Giảng viên nguồn cho Cán bộ Hội Nông dân Việt Nam

Trong khuôn khổ hợp tác giữa Chính phủ  Việt Nam và Hà Lan, Kế hoạch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã được soạn thảo từ năm 2013 nhằm đề xuất các nguyên tắc phát triển bền vững, thích ứng với những thách thức do biến đổi khí hậu xảy ra ở vùng ĐBSCL. Kế hoạch và những nguyên tắc này đã nhận được sự ủng hộ từ các cơ quan cấp cao của Chính phủ Việt Nam và chính phủ các quốc gia tài trợ như: Hà Lan, Phần Lan, Đức, Úc, Nhật Bản và các đối tác chiến lược như: Ngân hàng thế giới, Liên hiệp quốc, Ngân hàng phát triển châu Á, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới,...

 

Trong khuôn khổ hợp tác giữa Chính phủ  Việt Nam và Hà Lan, Kế hoạch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã được soạn thảo từ năm 2013 nhằm đề xuất các nguyên tắc phát triển bền vững, thích ứng với những thách thức do biến đổi khí hậu xảy ra ở vùng ĐBSCL. Kế hoạch và những nguyên tắc này đã nhận được sự ủng hộ từ các cơ quan cấp cao của Chính phủ Việt Nam và chính phủ các quốc gia tài trợ như: Hà Lan, Phần Lan, Đức, Úc, Nhật Bản và các đối tác chiến lược như: Ngân hàng thế giới, Liên hiệp quốc, Ngân hàng phát triển châu Á, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới,...


Nhận thấy việc tăng cường hiểu biết, nhận thức và hành động trong viên chức quản lý và chuyên viên các ngành, hội đoàn có liên quan của địa phương vùng ĐBSCL về Kế hoạch này là cần thiết. Từ ngày 24 đến 26/01/2018, Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) phối hợp Chính phủ Hà Lan và Hội Nông dân Việt Nam tổ chức khóa tập huấn giảng viên nguồn cho cán bộ Hội Nông dân Việt Nam. Khóa tập huấn với mục tiêu giúp cho học viên hiểu rõ thông điệp chính của Kế hoạch ĐBSCL và nâng cao kỹ năng truyền đạt để chuyển tải các thông điệp đến hội viên một cách hiệu quả.

 

Sáng ngày 24/01/2018, Chương trình khai mạc khóa tập huấn đã diễn ra tại Trung tâm Học liệu, Trường ĐHCT với sự tham dự của các chuyên gia từ Hà Lan, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới tại Việt Nam, đại diện Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Hội Nông dân 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL. Về phía Trường ĐHCT có PGS.TS. Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng, đại diện lãnh đạo, cán bộ, giảng viên của các đơn vị trực thuộc trường gồm Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu, Viện Nghiên cứu và Phát triển ĐBSCL, Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên.

 

Buổi khai mạc khóa tập huấn giảng viên nguồn cho cán bộ Hội Nông dân Việt Nam diễn ra tại Trung tâm Học liệu, Trường ĐHCT


Khóa huấn luyện nằm trong khuôn khổ Dự án "Chiến lược truyền thông kế hoạch ĐBSCL" được thực hiện bởi tổ chức UNESCO-IHE, WaterNL, Trường ĐHCT, IUCN Việt Nam, Fresh Studio, Royal Haskoning DHV, Đại học Wageningen, Hà Lan, KnowH2O, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hội nông dân Việt Nam.  Tham gia khóa tập huấn, các học viên được cung cấp thông tin, tìm hiểu và thảo luận các thông điệp của kế hoạch ĐBSCL và được huấn luyện kỹ năng truyền đạt để hỗ trợ có hiệu quả việc triển khai kế hoạch hành động của Dự án "Chiến lược phát triển bền vững ĐBSCL".

 

Các thông điệp chính của Kế hoạch ĐBSCL gồm: (1) Biến đổi khí hậu là hiện thực và tác động của nó đến ĐBSCL thì đang gia tăng, (2) Chiến lược, chính sách và canh tác nông nghiệp hiện nay cần được suy nghĩ lại trong điều kiện khủng hoảng nước và khai thác quá mức tài nguyên đất đai, (3) Sự kết hợp các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và kế hoạch ngành thì kém hiệu quả vì thiếu liên kết và sử dụng không hiệu quả nguồn lực (con người, tài chính) vốn đã khan hiếm, (4) Chiến lược phát triển trong tương lai là tập trung vào lợi thế sẵn có và phát triển sản phẩm theo "chuỗi giá trị" sản phẩm (nâng chất lượng) kể cả các hoạt động công nghiệp, cung ứng, dịch vụ sản xuất nhằm hướng đến một đồng bằng an toàn, trù phú và bền vững; (5) Hợp tác giữa các địa phương để sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên (đất, nước, cơ sở hạ tầng) và vận dụng lợi thế cạnh tranh từng tiểu vùng; (6) Chia sẻ thông tin và dữ liệu giữa các cơ quan nghiên cứu và địa phương để hỗ trợ việc ra quyết định kịp thời và đúng đắn; (7) Tiếp tục đê bao và thâm canh sẽ dẫn đến suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường, tăng chi phí sản xuất và rủi ro cao, chuyển đổi sinh kế dựa váo lũ sẽ dân đến thịnh vượng và an toàn hơn; (8) Tiếp tục ngăn mặn để sản xuất nông nghiệp sẽ gặp khó khăn trong bối cảnh nguồn nước ngọt cạ kiệt, xâm nhập mặn gia tăng, nước biển dâng, do đó, cần xem xét nước mặn là nguồn tài nguyên để bố trí canh tác ngọt-lợ-mặn hiệu quả hơn; (9) Phá rừng ngập mặn để nuôi tôm, khai thác nước ngầm quá mức dẫn đến sự sụt lún và sạt lở bờ biển, cần chuển sang canh tác dựa vào tài nguyên nước mặn, bảo vệ nguồn nước, ứng dụng kỹ thuật lọc mặn, trữ nước ngọt, nuôi tôm sinh thái kết hợp bảo vệ rừng ngập mặn. 

 

PGS.TS. Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường ĐHCT, phát biểu khai mạc khóa tập huấn

 

Đại diện Trường ĐHCT, PGS.TS. Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường ĐHCT, gửi lời cảm ơn trân trọng đến các tổ chức, chuyên gia từ Hà Lan, IUCN, Hội Nông dân Việt Nam luôn đồng hành cùng Trường trong Dự án "Chiến lược truyền thông kế hoạch ĐBSCL", và cam kết, trên nền tảng hợp tác trong thời gian qua, Trường ĐHCT sẽ làm hết sức mình cùng với các cơ quan đối tác để phát triển bền vững ĐBSCL trước thách thức của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và hội nhập quốc tế.

 

TS. Gé van den Eertwegh, chuyên gia từ Hà Lan, phát biểu

 

TS. Đặng Kiều Nhân, Viện Nghiên cứu và Phát triển ĐBSCL, giới thiệu Dự án và mục đích huấn luyện

 

Ảnh lưu niệm tại buổi tập huấn

 

(Tin, ảnh: Trung tâm Thông tin và Quản trị mạng)

 

Lượt xem: 1120

DỊCH VỤ TIỆN ÍCH

THÔNG TIN

CÔNG KHAI