Tân sinh viên           Người học         Viên chức           Cựu sinh viên         EN

Tọa đàm "Cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc nghiên cứu quốc tế hóa giáo dục đại học"

Nhằm thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu thuộc Chương trình khoa học trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2016-2020 "Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đẩy mạnh quốc tế hóa giáo dục Việt Nam", ngày 09/7/2018, nhóm nghiên cứu Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Trường ĐHCT tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc nghiên cứu quốc tế hóa giáo dục đại học" tại Trường ĐHCT với sự tham dự và đóng góp ý kiến của các chuyên gia và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc hai trường.

Tọa đàm "Cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc nghiên cứu quốc tế hóa giáo dục đại học" diễn ra tại Nhà điều hành, Trường ĐHCT


Mục tiêu của buổi tọa đàm nhằm xác định những vấn đề lý luận về vai trò của quốc tế hóa giáo dục ở nước ta hiện nay trong bối cảnh hội nhập quốc tế; đánh giá thực trạng quốc tế hóa giáo dục đại học; nhận định các rào cản và khó khăn về mặt lý luận, khuôn khổ pháp lý và thực tiễn trong quá trình quốc tế hóa giáo dục đại học; bước đầu tìm kiếm các giải pháp và đề xuất chính sách tháo gỡ những rào cản thể chế đối với quốc tế hóa giáo dục trong quá trình thúc đẩy quốc tế hóa giáo dục Việt Nam.

Theo đó, tại buổi làm việc, các chuyên gia đã thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm về các nội dung: chiến lược, chính sách quốc tế hóa của cơ sở giáo dục đai học; quản trị đại học trong quá trình quốc tế hóa; xây dựng và kiểm định chất lượng các chương trình đào tạo phù hợp với hội nhập quốc tế; phát triển đội ngũ lãnh đạo và quản lý cơ sở giáo dục trong quá trình quốc tế hóa; chương trình trao đổi giảng viên, sinh viên; thúc đẩy nghiên cứu và công bố quốc tế; quốc tế hóa trong kiểm định và xếp hạng trường đai học; chính sách thu hút sinh viên quốc tế, giảng viên và học giả nước ngoài;... Những kinh nghiệm chia sẻ và ý kiến đóng góp từ các chuyên gia sẽ góp phần giúp nhóm nghiên cứu định hướng và hoàn thiện đề tài nghiên cứu.

GS.TS. Nguyễn Trọng Hoài, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đại diện nhóm nghiên cứu, thông tin về dự án

 

Các chuyên gia đóng góp ý kiến

(Tin, ảnh: Trung tâm Thông tin và Quản trị mạng)

 

Lượt xem: 5001

DỊCH VỤ TIỆN ÍCH

THÔNG TIN

CÔNG KHAI