Sáng ngày 22/10/2024, Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) phối hợp cùng Bộ Khoa học Công nghệ (KH&CN) và Công ty Cổ phần Môi trường Công nghệ cao Hòa Bình tổ chức Hội thảo chương trình KH&CN cấp quốc gia KC.06/21-30 về thực trạng phát sinh và quản lý chất thải rắn sinh hoạt vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và định hướng công nghệ xử lý.
Hội thảo diễn ra tại Nhà Điều hành, Trường ĐHCT |
Tham dự chương trình có ông Lê Tài Dũng - Phó Giám đốc Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước, Vụ KH&CN; TS. Nguyễn Tiến Tài - Phó Vụ trưởng Vụ KH&CN các ngành Kinh tế - Kỹ thuật, Bộ KH&CN; GS. TS. Huỳnh Trung Hải - Chủ nhiệm Chương trình KC.06/21-30; GS. TS. Trần Ngọc Hải - Phó Hiệu trưởng Trường ĐHCT cùng hơn 100 chuyên gia, nhà khoa học; đại diện các sở, ban, ngành trong khu vực; các viện, trường đại học và doanh nghiệp.
Đại biểu đại diện các đơn vị tham dự hội nghị |
Hiện nay, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt vùng ĐBSCL khoảng 4.200 tấn/ngày. Trong đó, lượng thu gom từ các thành phố thị trấn khoảng 3.200 tấn/ngày, đạt tỷ lệ 70-80%. Số còn lại không được quản lý, được người dân, các cơ sở không tuân thủ theo các quy định của các đô thị, tự xả xuống các sông, kênh rạch... gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường chung trong vùng và khu vực. Tại Thành phố Cần Thơ, lượng chất thải rắn sinh hoạt thải ra khoảng 650 tấn/ngày, nhưng tỷ lệ thu gom chưa tới 70%, khoảng 30% lượng chất thải rắn sinh hoạt được chôn lấp. Tuy nhiên, hầu hết đều là các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, chất thải rắn sinh hoạt gần như chỉ được chôn lấp tự nhiên chưa đúng quy trình, không có biện pháp thu hồi và xử lý nước rỉ rác.
Phát biểu tại chương trình, GS. TS. Trần Ngọc Hải chia sẻ, Hội thảo được Trường ĐHCT phối hợp cùng Bộ KH&CN và Ban Chủ nhiệm Chương trình KC.06/21-30 tổ chức với mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của các doanh nghiệp, các nhà khoa học, viện nghiên cứu, trường đại học hoạt động trong lĩnh vực môi trường nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp môi trường tại Việt Nam. Trường ĐHCT tin tưởng với sự với sự đóng góp ý kiến của các doanh nghiệp, các nhà khoa học, viện nghiên cứu, trường đại học tại Hội thảo sẽ góp phần phát triển KH&CN ngành công nghiệp môi trường trong giai đoạn tới.
GS. TS. Trần Ngọc Hải phát biểu chào mừng đại biểu tham dự Hội thảo |
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Tiến Tài nhấn mạnh: “Trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt, việc lựa chọn công nghệ phù hợp phụ thuộc vào yếu tố như: khối lượng phát thái, ứng chất, thành phần nghệ phụ thuộc vào tạp chất, phân loại đầu nguồn chưa tốt; do đó công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với Việt Nam phải khắc phục được những nhược điểm trên và có giá thành đầu tư phù hợp, quy mô xử lý cụ thể của mỗi địa phương. Cần áp dụng tối đa xu thế công nghệ tái chế, tái sử dụng và tận dụng năng lượng, tài nguyên từ chất thải rắn sinh hoạt. Vấn đề quan trọng là các nhà máy xử lý chất lý chất thải rắn sinh hoạt cần bảo đảm được vận hành đáp ứng các tiêu chí về bảo vệ môi trường, bảo đảm tính khả thi về hiệu quả đầu tư, vận hành và tính bền vững.”
TS. Nguyễn Tiến Tài phát biểu khai mạc Hội thảo |
Trong khuôn khổ chương trình, Bộ Tài nguyên Môi trường, Sở Tài nguyên Môi trường Thành phố Cần Thơ, các ban ngành, doanh nghiệp đã có những tham luận xoay quanh các chủ đề như: nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến phục vụ ngành công nghiệp môi trường; công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt; thực trạng phát sinh và quản lý chất thải rắn sinh học; hiện trạng cơ chế chính sách, công nghệ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh học; nhà máy xử lý chất thải rắn sinh học phát điện; ứng dụng công nghệ xử lý chất thải rắn sinh học theo hướng kinh tế tuần hoàn; thực trạng và khả năng thu hồi nguyên liệu trong chất thải.
GS.TS. Huỳnh Trung Hải có phần tham luận với chủ đề “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến phục vụ ngành công nghiệp môi trường” |
Bà Nguyễn Thị Hồng Liễu - Bộ Tài nguyên và Môi trường tham luận với chủ đề “Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ĐBSCL” |
Ông Lưu Tấn Tài - Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Cần Thơ tham luận với chủ đề “Thực trạng phát sinh và quản lý CTRSH trên địa bàn Thành phố Cần Thơ” |
Ông Lưu Việt Chiến - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần đô thị Cần Thơ tham luận với chủ đề “Hiện trạng cơ chế chính sách, công nghệ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH vùng ĐBSCL” |
Ông Trần Hoàng Anh - Giám đốc dự án, Công ty TNHH Năng lượng Môi trường EB (Cần Thơ) đã giới thiệu về “Nhà máy xử lý CTRSH phát điện Cần Thơ” |
Ông Phan Văn Diễn - Công ty CP Môi trường Công nghệ cao Hòa Bình tham luận với chủ đề “Ứng dụng công nghệ xử lý CTRSH theo hướng kinh tế tuần hoàn” |
TS. Nguyễn Xuân Hoàng - Phó Trưởng Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, Trường ĐHCT tham luận với chủ đề “Thực trạng và khả năng thu hồi nguyên liệu trong chất thải rắn ở khu vực ĐBSCL” |
TS. Nguyễn Tiến Tài, GS.TS. Huỳnh Trung Hải, ông Lê Tài Dũng (từ trái sang) điều hành phần thảo luận: Nhu cầu công nghệ xử lý CTRSH theo hướng kinh tế tuần hoàn |
Các đại biểu tham dự đóng góp ý kiến tại Hội thảo |
Hội thảo đã ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp từ các đại biểu tham gia; những ý kiến này đã góp phần định hướng rõ ràng hơn cho các giải pháp công nghệ tiên tiến, phù hợp với thực tiễn và nhu cầu của vùng ĐBSCL cũng như cả nước. Trường ĐHCT với vai trò là cầu nối KH&CN sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các địa phương, doanh nghiệp và các bộ, ngành để nghiên cứu, phát triển và ứng dụng những giải pháp hiệu quả, góp phần giải quyết vấn đề về môi trường, thúc đẩy phát triển bền vững khu vực và quốc gia.
Ảnh lưu niệm |
(Ban Biên tập Website)